Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Vai trò của người mẹ trong việc hình thành tình yêu cho con gái

Một trong những điều mà các gia đình nói chung và người mẹ nói riêng là mong muốn con cái có hạnh mai sau. Con nào mẹ cũng thương nhưng con gái thường được mẹ quan tâm, âu yếm hơn. Người mẹ từ thực tiễn của mình càng thấu hiểu và thông cảm cho con gái vì sớm muộn con gái sẽ làm thiên bẩm của người mẹ. Việc con gái có chọn cho mình một người bạn đời chung thủy hay không? Có xây dựng được một gia đình hạnh phúc không? Đó là những mong muốn cũng là nỗi lo của mọi gia đình, trong đó trước tiên là người mẹ.

Từ góc độ lịch sử góp vào việc quản lý và khai thác đất đai

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24011

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Tác động của đô thị hóa đối với việc sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam

Ở các quốc gia phát triển, đô thị hóa là một khái niệm quen thuộc trong nghiên cứu xã hội học, theo đó, đô thị hóa ngôn ngữ là một nội dung được được đề cập đến ngay sau khi ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics) ra đời không lâu - vào những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ 20. Trong nhiều hệ quả mà đô thị hóa tạo ra có hai hệ quả được xem như là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc sử dụng ngôn ngữ, đó là: (1) Làm tan rã cấu trúc xã hội nông nghiệp và gây nên làn sóng di dân từ nông thôn vào thành phố; (2) Làm mờ dần thậm chí có thể xoá nhoà ranh giới giữa thành thị và nông thôn. Chính vì thế, không ít các nhà xã hội học đã coi đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, từ đó nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển xã hội. Vì con người với môi trường là một khối thống nhất, cho nên, khi đô thị hóa thì con người cũng phải điều chỉnh cuộc sống của mình để thích nghi lối sống của đô thị hóa trong đó thích nghi ngôn ngữ là một nội dung quan trọng. Bởi, như đã biết, sau thời kì của ngôn ngữ học cấu trúc tập trung nghiên cứu ngôn ngữ theo hướng cho "cho nó và vì nó" (cho ngôn ngữ và vì ngôn ngữ) là thời kì của ngôn ngữ học hậu cấu trúc với định đề nổi tiếng "nói là hành động" của J. austin đã coi ngôn ngữ là một trong những hành vi của con người và đưa việc nghiên cứu ngôn ngữ trở về với biến thể trong đời sống giao tiếp sống động nhưng không kém phần đa tạp-ngôn ngữ tự nhiên trong giao tiếp. Gắn với môi trường sống, con người phải điều chỉnh hành vi giao tiếp ngôn ngữ của mình sao cho phù hợp với chuẩn tắc hành vi của xã hội đang sống. Đây chính là lí do vì sao, người ta không thể sử dụng ngôn ngữ (phát ngôn) một cách tuỳ tiện mà phải theo một chuẩn tắc của tương tác giao tiếp gồm chuẩn phát ngôn (đối với người nói hay khi nói) và chuẩn giải thích (đối với người nghe hay khi nghe). Như vậy, phương thức làm cho "thích nghi ngôn ngữ" trong môi trường đô thị hóa chính là đô thị hóa ngôn ngữ. Hay nói cách khác, đô thị hóa ngôn ngữ được hiểu như một quá trình vận động, thay đổi và thích nghi trong giao tiếp ứng xử ngôn ngữ bằng lối giao tiếp ngôn ngữ thành thị
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23818

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Sự chuyển dịch của thanh niên sang thị trường lao động: Cần một cái nhìn toàn diện hơn

Những năm gần đây các nghiên cứu về bước chuyển sang thị trường lao động (transition-to-work) của thanh niên Việt Nam thường tập trung vào đối tượng là sinh viên đại học và thường đưa ra những khuyến cáo về mặt bằng chung đáng thất vọng của đối tượng này so với kì vọng của nhà tuyển dụng. Tỉ lệ người có trình độ đại học thất nghiệp được thống kê luôn cao gấp vài lần tỉ lệ thất nghiệp chung trong xã hội. Điều này dễ dẫn tới ngộ nhận là không cần phải đầu tư học cao, tốn kém mà dễ thất nghiệp. Sự ngộ nhận này có thể dẫn tới những tác động tiêu cực, những định hướng lệch lạc trong giới trẻ, đặc biệt trong bối cảnh công tác định hướng nghềnghiệp vẫn chưa được làm tốt ở mọi cấp độ giáo dục của Việt Nam hiện nay. Bài viết muốn đề cập tới một bức tranh lớn hơn về bước chuyển sang thị trường lao động của thanh niên Việt Nam. Bằng việc sử dụng số liệu khảo sát của Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization), bài viết hi vọng giúp độc giả có thể so sánh mức độ tiệm cận việc làm của những người trẻ để hiểu được một xu hướng chung: trình độ học vấn càng thấp, độ rủi ro trong công việc càng cao, mức lương và các chế độ bảo hiểm càng thấp; và dù với tỉ lệ thất nghiệp cao hơn, các cử nhân vẫn là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản phúc lợi xã hội và có thể tiếp cận được những công việc mà đa phần các đối tượng khác khó có thể tiếp cận.

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á một trong những hướng ưu tiên của ĐHQGHN

Không phải bây giờ chúng ta mới nói về vai trò của các giá trị Đông Á mà tầm Quan trọng và tác động của nó trong đời sống xã hội từ lâu đã được bàn tới. Giá trị của 6 không chỉ bó hẹp trong không gian văn hoá Đông Á mà còn được thừa nhận ở các châu lục khác. Điều mới mẻ trong hoạt động của chúng ta trong thời gian qua là đã tạo cơ hội cho các nhà quản lý và học giả của những trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của các nước Đông Á có điều kiện gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học thuật để hiểu sâu sắc thêm những giá trị của chính mình và quan trọng là cùng nhau tìm phương hướng phát huy những mặt tích cực của giá trị này trong quá trình phát triển đất nước. Đồng thời, qua giao lưu và tiếp xúc, quan hệ giữa Đại học ngày càng thêm chặt chẽ và không ngừng được mở rộng.