Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận trên cơ sở đó phác thảo khung lý thuyết về việc làm và giải quyết việc làm. - Phân tích kinh nghiệm thành công và thất bại trong qúa trình giải quyết việc làm ở một số nước trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và khả năng vận dụng kinh nghiệm đó vào thực tiễn của Việt Nam. - Phân tích đánh giá làm rõ được thực trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 10 năm ( từ năm 2004 – 2015) trên cơ sở đó đặt ra các vấn đề cần phải giải quyết. - Xây dựng các quan điểm, định hướng và giải pháp để giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức.

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ: Luận văn ThS. Tâm lý họ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quan niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ với các hành vi của con trong tuổi mẫu giáo trên địa bàn trường mầm non Just kids 3 –Hà Nội và trường mầm non Yên Thịnh – Yên Bái, nghiên cứu cho thấy cha mẹ mong muốn con độc lập ở mức trung bình. Có sự thống nhất trong quan niệm về các hành vi tốt và chưa tốt ở trẻ, tuy nhiên thứ tự ưu tiên của các hành vi có sự thay đổi, ngày nay cha mẹ đề cao các hành vi thể hiện sự độc lập ở con nhiều hơn các hành vi thể hiện sự ngoan ngoãn, vâng lời. Quan niệm của cha mẹ có liên quan mật thiết đến chiến lược ứng xử với con. Tồn tại 4 kiểu chiến lược ứng xử cơ bản: kiểu ứng xử dân chủ, kiểu ứng xử độc đoán, kiểu ứng xử nuông chiều và kiểu ứng xử tự do. Ngày nay, cha mẹ thường áp dụng kiểu ứng xử dân chủ trong giáo dục con. Quan niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: đặc điểm khí chất của con, truyền thống giáo dục của gia đình, chất lượng cuộc sống hôn nhân.

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

QUAN HỆ MỸ-TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP

Nghiên cứu trước tiên trình bày bối cảnh và những dự đoán của học giả thế giới về tương lai quan hệ Mỹ -Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tiếp theo, nghiên cứu tham chiếu lý thuyết phân tích chính sách đối ngoại để tiến hành phân tích các dự đoán của giới học giả thế giới. Sau cùng, trên cơ sở phân tích các dự đoán, nghiên cứu đưa ra dự đoán về tương lai quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Nghiên cứu dự đoán rằng quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ có những căng thẳng, nhưng sẽ không xảy ra xung đột hoặc biến động lớn. Lập luận chính của nghiên cứu là tất cả các quốc gia đều phải đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên tất cả. Trong quan hệ Mỹ-Trung, căng thẳng có thể giúp để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng xung đột thì sẽ lại làm tổn hại lợi ích quốc gia.


http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59017

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

Nghiên cứu khả năng chuyển hóa chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình thành khí sinh học

Nghiên cứu khả năng chuyển hoá chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình thành khí sinh học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tận dụng chất thải để tạo ra nguồn năng lượng sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày giúp giảm ô nhiễm môi trường và thay thế một phần cho nhiên liệu hóa thạch. Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần chất thải từ hộ gia đình có tiềm năng sản xuất khi sinh học ở mức độ cao, có đến trên 50% chất thải là các loại rau quả, thực phẩm chưa qua chế biến. Tỷ lệ C/N đối với chất thải từ một số hộ gia đình khu vực nội thành Hà Nội dao động trong khoảng từ 12,5 đến 15, chỉ bằng ½ mức khuyến cao tối ưu cho quá trình phân huỷ kị khí. Tốc độ sinh khí và khả năng lên men chất thải rắn sinh khí sinh học của mẫu được bổ sung EM cao hơn so với mẫu không bổ sung EM. Việc tuần hoàn một lượng bùn nhất định lại vào hệ thống ngoài việc có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình ồn định hệ thống còn tạo hệ số phát sinh khí sinh học cao hơn hệ không bổ sung bùn. Sự tuần hoàn này chỉ nên thực hiện trong những ngày đầu vận hành hệ thống. Việc áp dụng mô hình sản xuất khí sinh học từ chất thải sinh hoạt sẽ có tác dụng trong giảm diện tích đất sử dụng cho chôn lấp, đồng thời thu hồi được nguồn khí tương đối lớn cho đun nấu và các nhu cầu khác.

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Nghiên cứu các tác nhân chống và dự phòng ung thư từ một số cây thuốc có giá trị của Việt Nam : Đề tài NCKH. QG.08.05

Nghiên cứu và đã lựa chọn được 10 thực vật có giá trị của Việt Nam cho các nghiên cứu hệ thống về thành phần hoá học, hoạt tính chống ung thư và hoạt tính dự phòng ung thư dựa trên các phân tích các tác dụng dược lý của các cây thuốc trong điều trị các bệnh liên quan đến ung thư và sự phân loại thực vật theo hoá học. Nghiên cứu và xây dựng được các quy trình chiết các thực vật được lựa chọn cho nghiên cứu và phân tách hệ thống các phần chiết nhận được thành các phân đoạn tan trong các dung môi hữu cơ khác nhau. Đã tiến hành phân tích và xây dựng quy trình phân tách hệ thống các phân đoạn tan nhận được và phân lập các hợp chất thuộc các cấu trúc khác nhau từ các thực vật được nghiên cứu bằng cách kết hợp các phương pháp sắc ký phân tích và điều chế hiện tại. Xác định được cấu trúc hoá học của các hợp chất được phân lập; từ các hợp chất được phân lập 29 hợp chất đã được chọn lọc thành một tập hợp các hợp chất thiên nhiên có các cấu trúc hoá học thích hợp cho các thử nghiệm gây độc tế bào và chống oxi hoá. Thử nghiệm thành công các phần chiết giàu các (neo)lignan hoặc các hợp chất phenolic từ vỏ cây Khảo nhậm trong thử nghiệm tác dụng tăng hoạt tính xúc tác của peroxidase trong máu người.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/23530

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Phát triển ngành du lịch : Kinh nghiệm của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam



Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành du lịch của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc theo hai hướng: chiều rộng và chiều sâu. Từ đó, đánh giá tổng quát ba quốc gia trên đã tận dụng được hết những lợi thế so sánh của mình trong ngành du lịch? Những bài học phát triển du lịch cần được học hỏi, những bài học cần được rút kinh nghiệm. Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát triển du lịch tại Việt Nam từ các bài học kinh nghiệm của Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59478