Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Sự sống được biểu tượng qua bốn bà vợ


Đứng trước dòng thác lũ cuộc đời nên hư, thành bại, phải quấy, tốt xấu, hơn thua và vô vàn sự cám dỗ, con người cứ như thế loanh quanh, lẫn quẫn trong vòng oan gia trái chủ đó, mà tạo ra không biết bao điều tội lỗi.

Ai cũng vậy, lúc còn sống thì ta thương yêu quý tiếc gìn giữ sắc thân, tiền bạc của cải, và lo lắng bảo vệ cho gia đình người thân, nên từ đó ta dễ dàng gây tạo nhiều tội lỗi. Đến khi sắp chết lìa đời, ba thứ ta hay lo lắng, quý tiếc gìn giữ thân thương nhất, lại không thể nào mang theo được, mà chỉ mang theo nghiệp lành hay nghiệp dữ đã làm trong hiện tại. 

Khi ta chuẩn bị từ giã cõi đời thì ba thứ thân thương nhất ta đều phải bỏ lại hết, duy chỉ có bà vợ thứ tư là ẩn dụ cho nghiệp báo tốt xấu của mỗi người, nó theo ta như bóng với hình, ta sinh ra chỗ tốt hay đọa vào chỗ xấu là tùy thuộc vào việc làm và thói quen của ta trong hiện tại. Nó sẽ theo ta trong suốt cuộc hành trình với những đời sống kế tiếp.

Thật ra, chết không phải là hết, mà chết chỉ là thay hình đổi dạng để tiếp tục đời sống mới trong ba cõi sáu đường, trời, người, A Tu La, và địa ngục, quỷ đói, súc sinh. Hai loại chúng sinh ta dễ dàng nhìn thấy nhất là con người và các loài súc sinh. Còn bốn con đường kia, khi ta có sự thể nghiệm trong quán chiếu tu tập, ta mới có thể thấy rõ tường tận từng cảnh giới sống của chúng. 
              
Nhìn vào thực tế trong đời sống nhân gian bằng sự quán sát và xem xét, ta có thể thấy chư Thiên vẫn hiện hữu nơi cõi người. Như những người giàu sang nhiều tiền bạc của cải, họ có quyền cao chức trọng, nhưng họ vẫn sống có nhân cách và đạo đức, luôn luôn giúp người cứu vật, sống vì lợi ích tha nhân nhiều hơn là chính mình. Đó là chư Thiên hiện tiền trong thế giới con người chúng ta.

Có nhiều người tuy thường xuyên gieo trồng phước đức, giúp người cứu vật, và sẵn sàng san sẻ giúp đỡ khi gặp người khó khăn hoạn nạn, bất hạnh khổ đau, nhưng tính tình còn nhiều nóng giận hay la rầy, nói nặng nói nhẹ, mắng chửi người khác, do đó hiện tướng A Tu La ngay nơi cuộc sống này. Ai đang làm từ thiện để đóng góp sẻ chia thì hãy nên suy xét lại, nếu không khéo tuy có lòng giúp đỡ tha nhân, nhưng làm cho người ta sinh tâm ganh ghét, giận hờn, có khi gây thù chuốc oán, phản tác dụng trở thành oan gia trái chủ.

Ai trực tiếp giết hại người vật một cách tàn nhẫn, dã man, không thương tiếc, chế tạo vũ khí để xúi người ta giết chóc hoặc mở lò sát sinh, luôn gây chiến tranh để nhân loại tàn sát giết hại lẫn nhau, thì địa ngục sẽ hiện tiền nơi cõi Ta Bà này. Người phật tử chân chính không trực tiếp, hay xúi bảo, hoặc vui vẻ khi thấy người khác giết hại, thì tránh được khổ báo không bị đọa địa ngục trong hiện tại và mai sau. 

Kẻ tham lam bỏn sẻn có nhiều tiền của không đem ra giúp người khi gặp thiếu thốn khó khăn, thà để hư mục, hoặc bóc lột sức lao động của con người và vật quá đáng. Tuy giàu có nhưng không bao giờ biết mở lòng với ai, mà còn tìm cách vơ vét về cho riêng mình, tâm địa ích kỷ, san tham, hẹp hòi là nhân đọa vào loài quỷ đói, để chịu khổ báo đói khát vô lượng kiếp.

Nói tóm lại, chính vì sự sống của riêng mình và người thân, hay rộng hơn là một đất nước hoặc tất cả chúng sinh trong bầu vũ trụ bao la này mà ta đành lòng giết hại gây đau khổ cho nhau cũng chỉ miếng ăn thức uống, hay các nhu cầu hưởng thụ cần thiết khác. Phật dạy, đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên, liên quan mật thiết với nhau. Dù ta có tài giỏi đến đâu cũng phải nương nhờ lẫn nhau theo tiến trình diễn biến nhân quả mới bảo tồn mạng sống, ta không làm ruộng nhưng vẫn có cơm để ăn, ta không dệt vải nhưng vẫn có quần áo để mặc, và cứ tương tự như thế các nhu cầu cần thiết khác cũng lại như vậy. Chính vì thế, Phật dạy chúng ta cần phải có bổn phận, trách nhiệm, thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, trên tinh thần vô ngã, vị tha.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Thăng Long-Hà nội thế kỉ 17,18,19 ( Kinh tế-xã hội của một thành thị trung đại Việt nam)

Luận văn nghiên cứu diện mạo kết cấu, kinh tế xã hội, kinh tế công thương nghiệp của Thăng Long-Hà nội thế kỉ 17,18,19; Vai trò của nhà nước phong kiến với kinh tế xã hội của Thăng Long-Hà nội trong giai đoạn này.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34959

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Chức năng của Hiến pháp

Muốn thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước sửa đổi Hiến pháp, tác giả đặt vấn đề phải hiểu đúng chức năng của Hiến pháp. Đó là vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội. Bên cạnh việc giữ vai trò hòa bình trong điều kiện hiện nay, theo tác giả hiến pháp vẫn phải giữ vai trò cổ điển là giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ nhân quyền.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/786

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Xã hội hóa dịch vụ công trong tư pháp - liệu có còn quá sớm?

Dịch vụ công là một thuật ngữ còn khá mới trong giới hàn lâm và thực tiễn Việt Nam. Từ một nhà nước toàn trị, Việt Nam đã tiến rất nhanh tới một trật tự xã hội có đóng góp đáng kể của khu vực tư nhân vào đời sống kinh tế. Liệu ngành tư pháp, bao gồm các dịch vụ liên quan đến tòa án và bổ trợ tư pháp như công chứng, luật sư, thi hành án.. có thể từng bước xã hội hóa được phần nào chăng? Bài viết góp một cách nhìn về dịch vụ công và dự báo những khả năng có thể xã hội hóa một số dịch vụ nhất định trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta.

Nghĩa biểu vật, biểu niệm của từ và việc phân tích chúng trong quá trình tiếp cận hình tượng thơ

Trong nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa của ngôn ngữ, lý thuyết trường nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa từ vựng, lý thuyết trường nghĩa còn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát triển của nghĩa từ và cơ cấu nghĩa của nó. Một trong các nội dung quan trọng của lý thuyết trường nghĩa là việc phân tích nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là hướng nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu hệ thống các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cũng như việc hiểu nghĩa từ trong văn bản, đặc biệt là các văn bản có tính hình tượng cao như văn bản thơ ca.

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Giới và quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế

Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế đã ra đời là cơ quan quốc tế thường trực, có thẩm quyền xét xử các cá nhân có hành vi phạm  tội quốc tế nghiêm trọng  nhất. Hoạt động của Tòa án hình sự quốc tế. Không chỉ nhằm mục đích mang lại quyền tài phán hình sự của mình đối với các cá nhân phải chịu trách nhiệm về các công lý cho các nạn nhân, chấm dứt tình trạng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật của những kẻ gây ra tội ác, mà đồng thời còn thúc đẩy các quốc gia tăng quyền tội phạm quốc tế. Nhằm  cung cấp thêm thông tin về Tòa án hình sự quốc tế và nâng cao hiểu  biết về nội dung và thực tiễn thi hành Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế.

Nhận diện chính thể “cộng hòa lưỡng tính”

Sự xuất hiện của chính thể “cộng hòa lưỡng tính” là hiện tượng khá thú vị trong thực tiễn chính trị các nước trên thế giới. Bài viết này chỉ ra nguyên nhân xuất hiện, đặc điểm và những phân tích nhằm nhận diện bản chất của chính thể này.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/5545

Bàn về thiết chế Ombudsman Liên bang ở Nga

Ombudsman Liên bang ở Nga là thiết chế mới được thiết lập ở nước Nga cùng với quá trình cải cách dân chủ ở quốc gia này. Với tính chất là một thiết chế quyền lực nhà nước do Đu-ma Quốc gia Nga lập nên nhưng độc lập và nhân danh cá nhân trong hoạt động, Ombudsman Liên bang ở Nga đang chứng minh tính hiệu quả và nhận được sự tín nhiệm cao trong xã hội. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, thiết nghĩ, việc tìm hiểu mô hình Ombudsman Liên bang ở Nga là rất hữu ích và cần thiết cho khả năng hình thành một thiết chế chuyên trách, độc lập tập trung bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy nhân quyền trong tương lai.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/996

Doanh nghiệp xây dựng - bất động sản Rủi ro từ đòn bẩy tài chính

Bài viết tập trung phân tích cấu trúc nguồn vốn và tác động của nó lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp xây dựng - bất động sản sử dụng đòn bẩy tài chính cao, thể hiện ở hệ số nợ trên tổng vốn rất cao. Cơ cấu nợ cũng không hợp lý, nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và lên tới hơn 100% so với nợ dài hạn. Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quảkinh doanh của các doanh nghiệp: 90% doanh nghiệp thua lỗ, ROA và ROE sụt giảm và mất khảnăng thanh toán lãi vay ngân hàng.

Nghi lễ cầu siêu - cầu an trong cộng đồng các dân tộc tại Nam Bộ

Nam Bộ là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá của các thành phần dân cư khác nhau, và cho đến nay, nơi đây vẫn là một vùng dân cư – dân tộc hỗn hợp gồm các tộc người Việt, Khmer, Hoa, Chăm cùng các tộc người bản địa như người Chơro, người Stiêng và một số tộc người di cư đến như người Nùng, v.v…

Bài viết đề cập đến nghi lễ cầu siêu-cầu an - hai nghi lễ thường đi đôi với nhau trong tín ngưỡng các dân tộc ở Nam Bộ.Tác giả nhận xét rằng nếu hiểu được ý nghĩa của những nghi lễ diễn ra trong các lễ hội ở Nam Bộ, người ta sẽ, thay vì quan niệm chúng là mê tín, lạc hậu, đồng cảm với cộng đồng dân cư nơi đây.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/24346

Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 - 1897) : Luận văn ThS. Hán Nôm: 60 22 40

Luận văn đã giới thiệu được những nét cơ bản nhất về khối tài liệu Hán Nôm phông Kinh lược Bắc Kì. Đây là một khối tài liệu đồ sộ về số lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về loại hình văn bản, đặc biệt là có giá trị sử liệu cao. Đồng thời luận văn tìm hiểu, nghiên cứu đưa ra những đánh giá về mặt văn bản học của tài liệu như: chất liệu, niên đại, phương pháp tạo văn bản, tác giả, thể thức văn bản, hình dấu và loại hình văn bản... Ngoài ra, luận văn đã bước đầu nghiên cứu theo nội dung để đánh giá giá trị của tài liệu này và giới thiệu một phần danh mục tài liệu Hán Nôm về Hà Nội giai đoạn 1886 – 1897.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36070

Chùa Việt Nam trong đời sống văn hóa cộng đồng

Tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là một mặt của văn hóa. Văn hóa còn bao gồm nhiều mặt khác. Nhưng ngôi chùa cũng không phải chỉ biểu hiện cho tín ngưỡng. Ngôi chùa phản ánh nhiều mặt khác của văn hóa.
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau khảo sát ngôi chùa Việt Nam qua các chặng đường lịch sử. Qua đó, chúng ta cũng đã biết được ít nhiều về vị trí của ngôi chùa trong đời sống văn hóa quá khứ của dân tộc này. Ta đã thấy qua bề dày lịch sử, sự hòa quyện của Phật giáo và các tín ngưỡng cổ truyền. Ta cũng đã gặp qua các thời kỳ, các vẻ đẹp và điêu khắc và kiến trúc chùa Việt Nam. Tất cả những điều đó biểu hiện một phần tâm hồn Việt Nam, bản sắc Việt Nam. Nhưng như vậy, ta mới chỉ xem ngôi chùa Việt Nam như những di tích văn hóa. Mà các di tích thì bao giờ cũng im lặng và ngưng đọng, như trong không khí của các bảo tàng. Các ngôi chùa quả đúng là các bảo tàng: bảo tàng kiến trúc, bảo tàng điêu khắc, bảo tàng của những bi ký(1) hay của những ván in sách...
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/55074

Văn hóa tộc người Việt Nam trong cộng đồng văn hóa dân tộc trên bình diện địa lý, lịch sử tộc người




Luật tục Tây Nguyên - giá trị văn hóa pháp lý, quản lý cộng đồng và mối quan hệ với pháp luật

Luật khác nhau trong cuộc sống: luật văn phạm, luật thơ, ca, luật chơi các trò chơi thể thao, luật chiến tranh, luật tập quán; luật kinh doanh; luật “đời” ; luật tôn giáo; luật của các cộng đồng dân cư xây dựng nên, luật do nhà nước đặt ra v.v... Luật tục thuộc phạm trù tập quán. Theo các quan điểm phổ biến hiện nay, luật tục được hiểu là những tập quán, phong tục tồn tại dưới dạng truyền khẩu và thành văn, là hệ thống những quy tắc xử sự điều chỉnh mọi mặt của đời sống.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/5028

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Đa Dạng Chức Năng Của Quần Xã Vi Khuẩn Trên San Hô Ven Đảo Cát Bà và Long Châu, Góp Phần Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Của Môi Trường

Đa Dạng Chức Năng Của Quần Xã Vi Khuẩn Trên San Hô Ven Đảo Cát Bà và Long Châu, Góp Phần Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Của Môi Trường
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10591
Kết quả hình ảnh cho San Hô Ven Đảo Cát Bà
Title: Đa Dạng Chức Năng Của Quần Xã Vi Khuẩn Trên San Hô Ven Đảo Cát Bà và Long Châu, Góp Phần Thích Ứng Với Sự Thay Đổi Của Môi Trường
Authors: Phạm, Thế Thư
Yvan, Betteral
Bùi, Thị Việt Hà
Nguyễn, Đăng Ngãi
Issue Date: 2012
Abstract: Hệ sinh thái rạn san hô có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), tuy nhiên, sự phát triển của san hô đang phải đối mặt nhiều thách thức, trong đó, có sự thay đổi môi trường sống do các hoạt động nhân tác, đặc biệt là vùng ven biển và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu (BĐKH) (như hiện tượng san hô chết trắng…). Vì vậy, nghiên cứu chức năng của quần xã vi khuẩn trên san hô, nhằm xem xét vai trò của chúng với sức khỏe san hô và trong khả năng chống chịu và thích nghi của san hô đối với những thay đổi của môi trường. Do đó, để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, thí nghiệm đĩa sinh thái (Biolog Ecoplate) về khả năng hấp thụ và chuyển hóa 31 hợp chất hữu cơ thuộc 6 nhóm chất (carbo-hydrates, amino-acids, phenols, carboxylic acids, polymers và amines) của hệ vi khuẩn sống trên 9 loài san hô và môi trường nước xung quanh tại vùng ven đảo Cát Bà và Long Châu (Hải Phòng) đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, với sự đa dạng và biến động cũng như sự tương quan đa biến của các yếu tố môi trường tới khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất hữu cơ của hệ vi khuẩn trên san hô, khẳng định vai trò quan trọng của hệ vi khuẩn trong dinh dưỡng và trao đổi chất san hô, làm tăng khả năng thích ứng với sự biến đổi môi trường sống của san hô, trong đó có sự thay đổi tiềm tàng của BĐKH.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10591
Appears in Collections:CRES - Papers

Đánh giá ảnh hưởng của năng lực tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu tại Học viện Phòng không - Không quân và Đại học Thủy lợi) : Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục : 60 14 01 20

Đánh giá ảnh hưởng của năng lực tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu tại Học viện Phòng không - Không quân và Đại học Thủy lợi)
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34498
Kết quả hình ảnh cho năng lực tự học
Title: Đánh giá ảnh hưởng của năng lực tự học đến kết quả học tập của sinh viên (nghiên cứu tại Học viện Phòng không - Không quân và Đại học Thủy lợi) : Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục : 60 14 01 20
Authors: Lê, Đông Phương , người hướng dẫn
Ngô, Bá Lợi
Keywords: Đánh giá giáo dục;Năng lực tự học;Kết quả học tập;Giáo dục đại học
Issue Date: 2013
Publisher: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Abstract: 150 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu nhằm: Đánh giá thực trạng năng lực tự học (NLTH) của sinh viên (SV) và đo lường mức độ ảnh hưởng các thành tố của NLTH với kết quả học tập (KQHT) của SV. Đánh giá thực trạng NLTH và mức độ ảnh hưởng của các thành tố NLTH tới KQHT cu (...)
Electronic Resources
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34498
Appears in Collections:IEQA - Master Theses

Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và kết quả PISA 2012 của học sinh Việt Nam: Luận văn ThS. Khoa học giáo dục: 60 14 01

Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và kết quả PISA 2012 của học sinh Việt Nam
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34499
Kết quả hình ảnh cho PISA 2012
Title: Mối quan hệ giữa hoạt động ngoài giờ lên lớp và kết quả PISA 2012 của học sinh Việt Nam: Luận văn ThS. Khoa học giáo dục: 60 14 01
Authors: Trần, Thanh Nam, người hướng dẫn
Vũ, Thị Hương
Issue Date: 2016
Publisher: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Abstract: Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục: 60 14 01 20 -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34499
Appears in Collections:IEQA - Master Theses

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su (nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cao su Phú Riềng) : Luận văn ThS. Giáo dục học

Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su (nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cao su Phú Riềng)
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34500
Kết quả hình ảnh cho Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su
Title: Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao Su (nghiên cứu trường hợp tại Công ty Cao su Phú Riềng) : Luận văn ThS. Giáo dục học
Authors: Vũ, Thị Phương Anh , người hướng dẫn
Nguyễn, Phong Phú
Keywords: Sinh viên tốt nghiệp;Giáo dục đại học;Đánh giá chất lượng;Công việc
Issue Date: 2014
Publisher: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Abstract: Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Electronic Resources
Trình bày tổng quan về chất lượng giáo dục, năng lực, năng lực người tốt nghiệp, các quan điểm về người tốt nghiệp, các thang nhận thức trong đào tạo. Khái quát thực trạng đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tìm hiểu được những ưu điểm, những mặ (...)
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/34500
Appears in Collections:IEQA - Master Theses

Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm

Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18679
Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
Title: Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
Other Titles: Groundwter Pollution and Protection
Authors: Đoàn, Văn Cánh
Keywords: Phòng chống nước mỏ khai thác hầm lò;Các dạng nhiễm bẩn;Các nguồn nhiễm bẩn và phân kiểu điều kiện nhiễm bẩn;Các phương pháp đánh giá ô nhiễm
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Theo luật tài nguyên nước hiện hành, “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Ba tính chất quan trọng phân biệt các nguồn ô nhiễm nước dưới đất là: (i) mức độ cục bộ của chúng, (ii) quá trình diễn biến ô nhiễm, (iii) và các loại ô nhiễm do chúng gây ra. Sự ô nhiễm nước dưới đất, kích thước nguồn ô nhiễm có thể biến đổi từ một giếng riêng biệt cho đến những vùng có diện tích hàng trăm km2. Trong thực tế, cách gọi tập trung hay không tập trung mô tả mức độ cục bộ (kích thước) của nguồn ô nhiễm. Nguồn ô nhiễm tập trung là một nguồn có kích thước nhỏ và xác định, chẳng hạn như các bể chứa rò rỉ, các ao chứa chất thải, hoặc các vùng thu gom rác thải. Thường thì nguồn này tạo ra điểm ô nhiễm xác định. Nguồn ô nhiễm không tập trung thì phân bố trên một diện tích lớn, ô nhiễm khuếch tán bắt nguồn từ rất nhiều nguồn nhỏ và vị trí của chúng thường không xác định. Ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, nitơrat trong hệ thống nước thải sinh hoạt và mưa axit. Vị trí các nguồn ô nhiễm này không thể xác định được một cách chính xác. Trong các trường hợp này, nguồn ô nhiễm nằm trên một diện rộng với các nồng độ biến đổi rất lớn. Quá trình diễn biến ô nhiễm mô tả nồng độ và tốc độ truyền của chất ô nhiễm biến đổi theo thời gian. Nguồn ô nhiễm xảy ra một lần và trong một thời gian ngắn với một nồng độ xác định được gọi là nguồn ô nhiễm ngắn hạn. Nguồn ô nhiễm xảy ra liên tục và lâu dài được gọi là nguồn ô nhiễm liên tục. Nồng độ của các ô nhiễm này có thể không đổi hoặc thay đổi theo thời gian. Hầu hết các nguồn ô nhiễm lâu dài không thể mô tả bằng một quá trình ổn định. Ví dụ như, nồng độ hoá chất thải vào bể chứa tại một nhà máy có thể biến đổi theo thời gian do sự thay đổi của quá trình sản xuất, mùa vụ hoặc các yếu tố kinh tế hoặc do phản ứng phụ xảy ra giữa các chất thải. Tốc độ thau rửa của các chất thải rắn tại các vùng tập trung rác thải cũng có thể bị ảnh hưởng theo mùa liên quan đến lưu lượng bổ sung cho nước dưới đất hoặc sự giảm nồng độ nguồn khi các thành phần của phế thải (ví dụ như hữu cơ) bị phân huỷ. Các nguồn ô nhiễm nước dưới đất có thể gây ra bởi hoạt động khác nhau trong công nghiêp, nông nghiệp và sinh hoạt. Việc liệt kê và thể hiện danh sách các nguồn gây ô nhiễm là một điều hoàn toàn không đơn giản. Một phương pháp đã tập trung vào từng mảng và đặc biệt chú ý vào các ô nhiễm gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ hoặc ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Ví dụ như Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã liệt kê 129 chất ô nhiễm đáng quan tâm nhất bao gồm 114 hợp chất hữu cơ, 15 chất vô cơ chủ yếu là kim loại nặng. Các chất ô nhiễm hữu cơ lại có thể phân ra: dễ bay hơi, trung tính có thể chiết suất, axit có thể chiết suất, và thuốc trừ sâu. Các chất ô nhiễm còn được phân loại dựa trên loại phản ứng và hình thức xảy ra v.v. Fetter (1999) đã phân ra sáu loại các nguồn ô nhiễm chính như sau: - Các nguồn ô nhiễm do các chất ngấm vào đất như từ các bể tự hoại, các nguồn nước thải. - Các nguồn ô nhiễm từ các khu chứa và xử lý chất thải như những nơi tập trung rác thải, những nơi chứa để xử lý các chất thải, các chất thải từ khai thác quặng, chôn xác động vật chết, các bể chứa xăng dầu và các hoá chất nổi và ngầm dưới lòng đất, công tennơ và các nơi thải chất phóng xạ. - Các nguồn ô nhiễm xảy ra trong quá trình vận chuyển như vận chuyển bằng đường ống, vận chuyển các sản phẩm và các chất thải từ các phương tiện vận tải. - Các nguồn ô nhiễm từ các chất thải từ các hoạt động khác như tưới, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, phân của động vật, các chất làm giảm độ cứng của nước, các hệ thống thoát nước mưa từ các khu đô thị, nước thải khia thác mỏ. - Các quá trình ô nhiễm tự nhiên xảy ra do các hoạt động của con người như qua trình trao đổi giữa nước mặt va nước dưới đất khi các nguồn nước mặt bị ô nhiễm, quá trình ô nhiễm do thau rửa đất và xâm nhập mặn....
Description: 17 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18679
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Trí tuệ và từ bi trong đạo Phật

Đạo Phật là đạo Từ Bi Hỷ Xả, cứu khổ giải thoát và Trí Tuệ giác ngộ bình đẳng với mục đích làm lợi ích an lạc cho chúng sinh, nhân loại là mục tiêu chính.

Hoa đạo, trà đạo


Trà đạo là nghệ thuật pha và uống trà, đưa ta tiếp xúc thẳng với cội nguồn tâm linh ấy. Nguyên tắc của Trà đạo nằm sẵn trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng. Thiền cũng chỉ là một tông phái của Phật giáo, nên các nguyên tắc trên vốn là sự bất khả phân giữa hiện tượng bên ngoài và thế giới bên trong. Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của trà thất, của trà chủ (người mời) và trà khách (người được mời) vốn là sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi chúng ta. .  

Khi nói đến Trà đạo, có lẽ chúng ta muốn biết ngay Trà đạo là gì. Lợi Hưu (Rikyu, 1522 - 1591) người đã đưa nghệ thuật uống trà trở thành Trà đạo, trả lời rất giản dị: “Trà đạo là cách làm cho ta hết khát.” Chúng ta khát nước khi uống không đủ, và chúng ta thường khao khát niềm an vui và muốn hòa nhập với sự sâu thẳm của tánh tự nhiên sẵn có nơi mình. Tánh đó vốn rộng lớn bao la, trong sạch vô cùng, an vui vô hạn và tĩnh lặng nhiệm mầu. Chúng ta gọi tánh ấy là tánh chân thật, tâm chân thật (chân tánh hay chân tâm) hay Phật tánh.

Xây lâu đài trên hư không

Một cây cổ thụ cao to, ban đầu phải từ hạt giống, chúng ta đem giống gieo xuống đất; sau đó, nó nảy mầm dần dần lớn lên. Tri thức, học vấn của mỗi người cũng phải học lúc còn nhỏ, từ mỗi chữ, mỗi câu dần dần tích lũy mà thành công. Cây có gốc, nước có nguồn. Tri thức nhờ học vấn mà học thành tựu, xây nhà cũng từ móng nhiều việc như thế, họ không cần xây móng mà vẫn muốn xây nhà trên hư không.

Mạch nước (nguồn lộ)

Mạch nước (nguồn lộ) là nơi nước ngầm xuất lộ tự nhiên trên bề mặt trái đất, tạo thành dòng chảy. Dòng xuất lộ nước ngầm tự nhiên này có thể thoát ra từ đá gốc hay từ lớp đất phủ trên mặt đất hoặc trên các khu vực có nước mặt. Mạch nước không gồm các xuất lộ nước ngầm nhân tạo như giếng hoặc lỗ khoan. Các mạch nước xuất lộ theo các quy mô, điều kiện và nhiều tình huống khác nhau. Có thể gặp mạch nước xuất lộ theo mạch rỉ rất nhỏ (chỉ đủ quan sát thấy dòng chảy), tới các mạch nước xuất lộ tràn trề lưu lượng cực lớn. Mạch nước cũng có khi gặp trên sườn núi, bên bờ sông, hay mạch đùn lên thành đầm lầy hay thậm chí gặp mạch nước ngọt ở ngoài biển. Động thái của các mạch nước cũng rất khác nhau, có những mạch nước chảy quanh năm với lưu lượng ổn định, có những mạch nước chỉ chảy vào mùa mưa và biến mất vào mùa khô, có những mạch nước lại xuất lộ theo chu kỳ… Trên thế giới, các mạch nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn hệ sinh thái của nhiều khu vực. Các mạch nước lớn tiêu biểu có khả năng cung cấp nước sinh hoạt cho các thành phố, khu công nghiệp lớn và các dự án tưới tiêu và các khu vui chơi giải trí. Nghiên cứu về mạch nước có ý nghĩa quan trọng trong địa chất thủy văn (cung cấp các thông tin về điều kiện địa chất thủy văn) đồng thời còn cung cấp các thông tin nhằm quản lý bền vững nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái của vùng.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18604

Bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Tài nguyên nước trên Thế giới và Việt Nam nhiều nhưng phân bố không đồng đều trong không gian và theo thời gian. Tài nguyên nước dưới đất không những chiếm tỷ lệ cao nhất trong nguồn tài nguyên nước nhạt, mà còn là nguồn tài nguyên có thể được tái sinh, được phục hồi trữ lượng. Tuy nhiên, nước dưới đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Nếu không quản lý tốt, nếu không biết khai thác sử dụng hợp lý thì sẽ dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và những tai biến không lường. Chính vì tầm quan trọng đó mà Hội Địa chất thuỷ văn Quốc tế (IAH) vào năm 1998 đã thành lập nhóm công tác gọi là nhóm Bổ sung nhân tạo (BSNT - Group on Artificial Recharge) [5,6,7,8]. Vào tháng 11 năm 2000, cuộc họp đầu tiên của Ủy ban này tại thành phố Cape Town - Nam Phi đã quyết định đổi tên ủy ban BSNT thành ủy ban Quản lý bổ sung tầng chứa nước “Management of Aquifer Recharge” (viết tắt là IHA-MAR). Chủ tịch ủy ban này hiện nay là Giáo sư Piter Dillon người Australia. Sự đổi tên này phản ánh một thực tế khách quan là quá trình thấm lọc ven bờ có thể được quản lý và làm tăng lượng bổ cập cho tầng chứa nước một cách tự nhiên, là công cụ sống còn trong việc quản lý bền vững tài nguyên nước dưới đất phạm vi toàn cầu, chứ không phải chỉ là những giải pháp nhân tạo. Mục đích của Ủy ban IHA-MAR là làm gia tăng trữ lượng và cải thiện chất lượng nước dưới đất bằng con đường thích hợp, thỏa mãn sự bền vững môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về kinh tế - xã hội và kỹ thuật của con người. Báo cáo hàng năm của IAH-MAR (Annual report 2003, 2004, 2005, 2006 [6,7,8,9]) đã công bố nhiều thành tựu nghiên cứu của Ủy ban này. Những nghiên cứu thử nghiệm nhằm tăng cường tài nguyên nước dưới đất bằng các giải pháp tự nhiên và nhân tạo đã được triển khai ở khắp các nước thành viên trong hiệp hội IAH.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18588

Nhẫn được an vui


Cổ đức dạy: “Giang sơn dễ đổi, tính người khó sửa”. Vì nguyên nhân tập khí nặng nề, nhưng không phải là không sửa được. Nếu chúng ta có trí tuệ, nỗ lực tu hành sửa đổi thì tính nết gì cũng thay đổi được.

Lời dẫn: Đức Phật dạy: “Chúng ta ở thế giới này, gọi là thế giới Ta - Bà”. Ta - Bà dịch là “Kham nhẫn”. Ý nghĩa nói người ở thế giới này là kham nhẫn chịu nhiều đau khổ. Chúng ta kham nhẫn chịu nhiều đau khổ những gì? Có rất nhiều đau khổ như hoàn cảnh môi trường bão lụt, động đất, thiên tai, sạt lở. Khí hậu có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, lạnh rét, nóng bức. 

Thân người có các nỗi khổ sinh, già, bệnh, chết. Tinh thần có vui buồn, mừng giận, thương yêu phải chia lìa, oán ghét phải luôn gặp mặt, mong cầu không được. Chúng ta phải nhẫn chịu những điều đau khổ như vậy, gọi là thế giới Ta - Bà. Nếu chúng ta không nhẫn chịu được? Là tự mình hủy diệt (Tự sát); hoặc oán trời trách người, làm những điều ác sát, đạo dâm; thậm chí tạo các ác nghiệp để trốn tránh đau khổ. Người nào biết được khổ mà tạo thêm khổ thì càng khổ thêm.

Chuyển họa thành phúc



Chúng ta cũng có thể nói người trung hậu hiền lành, nhất định chuyển họa thành phúc. Họa phúc ở thế gian theo nhau, trong họa có phúc trong phúc có họa. Người tâm ngay thẳng có thể chuyển họa thành phúc. Kẻ gian xảo biết có chuyển họa thành phúc không?

Lời dẫn: “Họa phúc không đến cửa, chỉ có người tự mời; quả báo thiện ác như bóng theo hình”. Họa và phúc ở thế gian không có thời gian nhất định cũng không nhất định chiếu cố người nào. 
Chỉ cần chúng ta thấy tâm người thiện hay ác mà xác định; hoặc xem hành vi của người làm việc thiện hay ác mà kết luận. Cho nên nói báo ứng thiện ác như bóng theo hình. 
Báo ứng thiện ác có nhân đời trước mà chiêu cảm, cũng có duyên thiện ác đời này mà chuyển họa thành phúc

Biệt nghiệp và cộng nghiệp

Cuộc bàn luận về một đề tài Phật giáo : “Biệt nghiệp và cộng nghiệp” giữa hai nhà khoa học tự nhiên, hai nhà bác học thế giới: Một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal). Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia.
Chủ đề của cuộc đàm thoại như sau: Khái niệm về nghiệp (karma) của Phật giáo có ý nghĩa hay không? Thuyết nghiệp liên hệ như thế nào với luật nhân quả và tư tưởngđịnh nghiệp (destin deterministe). Nếu theo đạo Phật, cái ta và con người cá nhân là ảo ảnh, thì cái gì luân hồi trong vòng sanh tử.

Nhật dụng thường đàm 日用常談

Sách khắc in, 100 trang, khổ 25x14.5cm Từ điển Hán Nôm do Phạm Đình Hổ biên soạn, chia làm 32 mục: Thiên văn, Địa lý, Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo, Thân thể, Phòng ốc, Tác dụng, Thực phẩm... Bản khắc lại năm Tự Đức nguyên niên.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/53391

Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca : Luận văn ThS. Hán Nôm

Tìm hiểu về luật lệ thời phong kiến, luật lệ thời Nguyễn nói chung và luật lệ dưới triều vua Gia Long nói riêng.Giới thiệu khái quát về nội dung Hoàng Việt Luật Lệ (HVLL), và Hoàng Việt luật lệ toát yếu diễn ca (HVLLTYDC). Trên cơ sở đó so sánh hai văn bản HVLL và HVLLTYDC, tìm hiểu ưu thế khi sử dụng thể loại “toát yếu”, “diễn ca” trong việc phổ cập các điều luật trong xã hội, giúp nâng cao ý thức chấp hành và thực thi luật pháp, đảm bảo cho một xã hội ổn định và phát triển. Từ việc nghiên cứu cấu tạo chữ Nôm trong văn bản HVLLTYDC góp phần nghiên cứu chữ Nôm đời Nguyễn, đặc biệt là chữ Nôm dùng trong các văn bản mang tính chất hành chính, quan phương. Tìm hiểu phiên âm, chú thích toàn bộ văn bản Nôm HVLLTYDC.

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/36097

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Đạo phật - Đạo con người

“Tâm  làm  chủ”  là  cái  tâm  không nghiêng ngả trước mọi ghềnh thác thế gian, mặc dù không thiếu những ma quỷ hung thần xô đẩy. Là cái tâm đủ sức mạnh vượt lên trên mọi thứ trò làn điệu thế tục để xốc tới, từ một ý chí bản lĩnh rất tự tôn tự trọng.

Dầu là ai đọc sách Phật, đều rạng rỡ niềm vui khi thấy Phật đề cao cái Tâm chủ tể, đề cao phẩm giá tâm linh con người . Điều này thể hiện rất rõ qua phẩm song yếu, phẩm mở đầu Kinh Pháp Cú: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác”. Chỉ trong một câu, “Tâm” xuất hiện ba lần với chức năng và phẩm cách khác nhau. 

Thi pháp huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Huyền thoại vốn là một khái niệm được hiểu theo nhiều hướng khác nhau. Nếu coi huyền thoại như một hình thức tư duy theo cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu huyền thoại đương đại thì có lẽ phương thức huyền thoại hóa trong văn học hiện đại của thế giới cũng như trong văn học Việt Nam đương đại cần phải được soi chiếu từ một góc độ, một ánh sáng khác.
Luận văn chỉ ra các biểu hiện của phương thức huyền thoại hóa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên hai phương diện cốt truyện và nhân vật: nhại truyền thuyết, nhại tôn giáo, tái sinh cổ tích, giải thiêng lịch sử. Qua đó, chúng tôi khẳng định ý thức học hỏi, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống cũng như những cách tân mới mẻ, táo bạo của Nguyễn Huy Thiệp trong quá trình nỗ lực đổi mới thể loại.
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/3989

Tiếng vọng từ chân trời

Tôi về lại nơi chôn rau cắt rốn của mình sau những tháng ngày miệt mài trên giảng đường đại học. Quê tôi là một vùng đất chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ. Người dân sống cần cù và lam lũ như chính từng tấc đất nâu nơi đây. Về lại nơi mình đã sinh ra và lớn lên, tôi được về với tuổi thơ của mình. Trước đây, cũng trong hương rơm ngai ngái này, chúng tôi được thả mình theo tiếng sáo diều, được tắm mình trong những cuộc vui lúc chiều tà bên những đàn trâu buộc.