Tương truyền, sau khi chọn ngọn núi có tượng An Kỳ Sinh làm nơi tu hành, vào một ngày trời quang mây tạnh, Trần Nhân tông nhìn về phía phủ Kinh môn, thấy một ngọn núi có ngũ sắc bao quanh. Đệ tử thưa rằng đó là núi Yên Phụ, thờ An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Nhân Tông quỳ xuống bái vọng và nói: "Đức An Sinh là bậc tông tổ, còn ta là hạng cháu con. Ngài đặt tên núi ngài ngự là Yên Phụ, vậy núi này chỉ nên đặt là Yên Tử cho phải đạo".Nghiên cứu sự di dịch từ Yên Phụ đến Yên tử chắc hẳn sẽ có
ích rất lớn cho việc tìm hiểu truyền thống tâm linh. Tuệ Trung Thượng Sĩ và
Hưng Đạo đại vương được sinh ra và lớn lên tại chân núi Yên Phụ, sau đó tuệ
Trung là người cha tinh thần cho Trần Nhân Tông, ảnh hưởng đến tư tưởng của vị
sáng lập Thiền phái Trúc Lâm; còn Hưng Đạo đại vương thì là phủ đệ ở Vạn
Kiếp, trấn giữ một điểm yết hầu đường thủy tới Thăng Long, đưa con cháu trấn
giữ một vùng biển miền Đông Bắc. Từ Thái Tông xây đắp cho tới Nhân Tông, mới có
ung dung lên Yên Tử đó chăng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét