Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm

Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18679
Kết quả hình ảnh cho Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
Title: Ô nhiễm và bảo vệ nước dưới đất khỏi bị ô nhiễm
Other Titles: Groundwter Pollution and Protection
Authors: Đoàn, Văn Cánh
Keywords: Phòng chống nước mỏ khai thác hầm lò;Các dạng nhiễm bẩn;Các nguồn nhiễm bẩn và phân kiểu điều kiện nhiễm bẩn;Các phương pháp đánh giá ô nhiễm
Issue Date: 2017
Publisher: H. : ĐHQGHN
Abstract: Theo luật tài nguyên nước hiện hành, “Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. Ba tính chất quan trọng phân biệt các nguồn ô nhiễm nước dưới đất là: (i) mức độ cục bộ của chúng, (ii) quá trình diễn biến ô nhiễm, (iii) và các loại ô nhiễm do chúng gây ra. Sự ô nhiễm nước dưới đất, kích thước nguồn ô nhiễm có thể biến đổi từ một giếng riêng biệt cho đến những vùng có diện tích hàng trăm km2. Trong thực tế, cách gọi tập trung hay không tập trung mô tả mức độ cục bộ (kích thước) của nguồn ô nhiễm. Nguồn ô nhiễm tập trung là một nguồn có kích thước nhỏ và xác định, chẳng hạn như các bể chứa rò rỉ, các ao chứa chất thải, hoặc các vùng thu gom rác thải. Thường thì nguồn này tạo ra điểm ô nhiễm xác định. Nguồn ô nhiễm không tập trung thì phân bố trên một diện tích lớn, ô nhiễm khuếch tán bắt nguồn từ rất nhiều nguồn nhỏ và vị trí của chúng thường không xác định. Ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp, nitơrat trong hệ thống nước thải sinh hoạt và mưa axit. Vị trí các nguồn ô nhiễm này không thể xác định được một cách chính xác. Trong các trường hợp này, nguồn ô nhiễm nằm trên một diện rộng với các nồng độ biến đổi rất lớn. Quá trình diễn biến ô nhiễm mô tả nồng độ và tốc độ truyền của chất ô nhiễm biến đổi theo thời gian. Nguồn ô nhiễm xảy ra một lần và trong một thời gian ngắn với một nồng độ xác định được gọi là nguồn ô nhiễm ngắn hạn. Nguồn ô nhiễm xảy ra liên tục và lâu dài được gọi là nguồn ô nhiễm liên tục. Nồng độ của các ô nhiễm này có thể không đổi hoặc thay đổi theo thời gian. Hầu hết các nguồn ô nhiễm lâu dài không thể mô tả bằng một quá trình ổn định. Ví dụ như, nồng độ hoá chất thải vào bể chứa tại một nhà máy có thể biến đổi theo thời gian do sự thay đổi của quá trình sản xuất, mùa vụ hoặc các yếu tố kinh tế hoặc do phản ứng phụ xảy ra giữa các chất thải. Tốc độ thau rửa của các chất thải rắn tại các vùng tập trung rác thải cũng có thể bị ảnh hưởng theo mùa liên quan đến lưu lượng bổ sung cho nước dưới đất hoặc sự giảm nồng độ nguồn khi các thành phần của phế thải (ví dụ như hữu cơ) bị phân huỷ. Các nguồn ô nhiễm nước dưới đất có thể gây ra bởi hoạt động khác nhau trong công nghiêp, nông nghiệp và sinh hoạt. Việc liệt kê và thể hiện danh sách các nguồn gây ô nhiễm là một điều hoàn toàn không đơn giản. Một phương pháp đã tập trung vào từng mảng và đặc biệt chú ý vào các ô nhiễm gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ hoặc ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Ví dụ như Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ đã liệt kê 129 chất ô nhiễm đáng quan tâm nhất bao gồm 114 hợp chất hữu cơ, 15 chất vô cơ chủ yếu là kim loại nặng. Các chất ô nhiễm hữu cơ lại có thể phân ra: dễ bay hơi, trung tính có thể chiết suất, axit có thể chiết suất, và thuốc trừ sâu. Các chất ô nhiễm còn được phân loại dựa trên loại phản ứng và hình thức xảy ra v.v. Fetter (1999) đã phân ra sáu loại các nguồn ô nhiễm chính như sau: - Các nguồn ô nhiễm do các chất ngấm vào đất như từ các bể tự hoại, các nguồn nước thải. - Các nguồn ô nhiễm từ các khu chứa và xử lý chất thải như những nơi tập trung rác thải, những nơi chứa để xử lý các chất thải, các chất thải từ khai thác quặng, chôn xác động vật chết, các bể chứa xăng dầu và các hoá chất nổi và ngầm dưới lòng đất, công tennơ và các nơi thải chất phóng xạ. - Các nguồn ô nhiễm xảy ra trong quá trình vận chuyển như vận chuyển bằng đường ống, vận chuyển các sản phẩm và các chất thải từ các phương tiện vận tải. - Các nguồn ô nhiễm từ các chất thải từ các hoạt động khác như tưới, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, phân của động vật, các chất làm giảm độ cứng của nước, các hệ thống thoát nước mưa từ các khu đô thị, nước thải khia thác mỏ. - Các quá trình ô nhiễm tự nhiên xảy ra do các hoạt động của con người như qua trình trao đổi giữa nước mặt va nước dưới đất khi các nguồn nước mặt bị ô nhiễm, quá trình ô nhiễm do thau rửa đất và xâm nhập mặn....
Description: 17 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/18679
Appears in Collections:Thông tin địa chất và tài nguyên địa chất Việt Nam (LIC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét