Điểm nhấn
thực sự của “không gian tâm linh” Thăng Long dĩ nhiên thuộc về chính khu vực
phố cổ Hà Nội. Phố cổ Hà Nội là nơi bảo tồn nhiều dấu tích kiến trúc, những “di
tích” về nghề thủ công cổ truyền, nguồn gốc dân cư, các sinh hoạt tín ngưỡng,
tổ chức cộng đồng… Đó cũng chính là những đặc điểm phản ánh, hình thành và tạo
nét riêng của đời sống kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội xưa và nay.
Cấu
trúc của không gian thiêng (không gian tâm linh) Thăng Long - Hà Nội với ba
vòng liên hoàn chặt chẽ. Vòng ngoài, đó là cả một không gian rộng lớn ven sông
Hồng, nơi tập trung tiêu biểu cho nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo “của
mình” và các hình thức tín ngưỡng tôn giáo ngoại nhập. Đó cũng là nơi có điều
kiện “trải nghiệm”, sắp xếp, loại bỏ và ổn định hệ thống tôn giáo tín ngưỡng
của người dân trước và sau khi trở thành những “công dân” của Hà Nội. Vòng
giữa, đó là sự hình thành cấu trúc đặc biệt của Thăng Long tứ trấn, một hệ
thống kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng vừa có ý nghĩa biểu trưng về tâm linh của
Thăng Long - Hà Nội, vừa có ý nghĩa khẳng định những giá trị của quyền lực xã
hội. Vòng trong, “vòng xoáy tâm linh” chính là khu phố cổ và Hoàng thành Thăng
Long, nơi tập trung nhất của những hình thái sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo,
cũng đồng thời là nơi không gian tâm linh như được hội tụ mọi sắc thái và chiều
kích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét