Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Nước khoáng, nước công nghiệp, bùn khoáng

Hiện có nhiều cách định nghĩa về nước khoáng (NK) nêu trong các từ điển, sách giáo khoa, văn liệu khoa học, trong đó có 2 văn bản pháp quy đang áp dụng tại Việt Nam. Theo Luật Khoáng sản: “Nước khoáng” được giải thích như sau: “ Nước khoáng là nước thiên nhiên dưới đất, có nơi lộ ra trên mặt đất, có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học với nồng độ cao theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam hoặc theo tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng. 


Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6213: 2004 (áp dụng cho nước khoáng thiên nhiên đóng chai dùng vào mục đích giải khát): Nước khoáng thiên nhiên đóng chai hay đóng hộp (bottled/packaged natural mineral water) là loại nước có thể phân biệt rõ với nước uống thông thường do: + Được đặc trưng bởi hàm lượng một số muối khoáng nhất định với các tỷ lệ tương đối của chúng và các nguyên tố vi lượng hoặc các thành phần khác; + Được lấy trực tiếp từ các nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan vào các mạch nước ngầm, được bảo vệ thích hợp để không bị ô nhiễm hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của nước khoáng thiên nhiên; + Bền vững về thành phần, ổn định lưu lượng và nhiệt độ mặc dù có biến động thiên nhiên; + Được lấy trong các điều kiện đảm bảo ban đầu về vi sinh vật và thành phần hóa học của các thành phần cơ bản; + Được đóng chai gần nguồn với các hệ thống đường dẫn khép kín, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh nghiêm ngặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét